5 Cuộc Đấu Trí Kinh Điển Giữa Gia Cát Lượng và Chu Du Khiến Hậu Thế Ngưỡng Mộ





15 Views
Published
5 Cuộc Đấu Trí Kinh Điển Giữa Gia Cát Lượng và Chu Du Khiến Hậu Thế Ngưỡng Mộ

Có thể thấy Chu Du đắc ý trên cả quan trường, chiến trường lẫn tình trường. Đối với một người đàn ông, chẳng lẽ còn có điều gì khiến người ta ngưỡng mộ hơn thế nữa?
Nhắc đến vị danh tướng Giang Đông này, mọi người thường nghĩ ngay đến câu chuyện “Ba lần chọc tức Chu Du”, câu “Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng” và “Chu lang diệu kế yên thiên hạ, đã mất phu nhân lại thiệt quân”, v.v… Đáng tiếc đó là tiểu thuyết chứ không phải lịch sử. Trong lịch sử Gia Cát Lượng chưa từng chọc tức Chu Du. Cho dù là có, e rằng cũng không chọc tức chết được.


Vì sao? Vì Chu Du rất độ lượng. Tam Quốc chí bình phẩm về Chu Du là “tính tình và khí độ rộng rãi khoáng đạt”, tức là tính tình cởi mở, khí độ khoan hồng. Đánh giá của người cùng thời về Chu Du cũng rất cao. Lưu Bị nói Chu Du “khoan dung rộng lượng”, Tưởng Cán nói Chu Du “tao nhã thanh cao”. Nhân thể nói một câu, Tưởng Cán cũng bị oan. Ông ta từng đến doanh trại của Chu Du, nhưng đó là một năm sau trận chiến Xích Bích, đương nhiên không mắc lừa trộm thư gì cả. Tưởng Cán cũng chẳng xấu xí, ngược lại là một người anh tuấn. Giang Biểu truyện nói, “Cán vốn khôi ngô, được khen là có tài hùng biện, ở khắp vùng Giang Hoài chẳng ai là đối thủ”, xem ra là một nhân vật tài mạo song toàn.

Chu Du cũng vậy, là một anh hùng cực kỳ tuấn tú. Vẻ “tuấn tú” của ông ta, vào thời đó có thể nói là nhà nhà đều biết. Tam Quốc chí nói ông ta “cao lớn cường tráng, dung mạo đẹp đẽ”, còn nói “vùng Ngô Trung đều gọi là Chu lang”. Lang, tức là chàng trai trẻ. Gọi người khác là “lang”, mang ý khen ngợi. Cho nên, “Chu lang” chính là “chàng Chu tuấn tú”.


Tôn Sách cũng được gọi là “Tôn lang”, tức là “chàng Tôn tuấn tú”. Đương nhiên, vẻ “tuấn tú” của một người không chỉ là bề ngoài, mà quan trọng hơn là khí chất bên trong. Chu Du vừa hay là một người khí chất cao quý, khí độ khoáng đạt. Ông ta nhân phẩm tốt, trình độ cao, giỏi đánh trận, hiểu nghệ thuật, nhất là tinh thông âm nhạc. Cho dù rượu quá ba tuần, đã say ngất ngưởng, ông ta cũng nghe ra được ban nhạc diễn tấu có chính xác hay không. Nếu không chính xác, ông ta sẽ quay đầu lại nhìn, thời đó có câu “Khúc nhạc lầm, Chu lang ngó”. Vì vậy, tôi thậm chí nghi ngờ rằng ông ta chỉ huy quân đội cũng giống như chỉ huy dàn nhạc, có thể biến chiến tranh thành nghệ thuật, khiến trận đánh trở nên vô cùng ngoạn mục, giống như một tác phẩm nghệ thuật vậy.

Chu Du đánh trận quả thật đẹp mắt. Trong trận chiến Xích Bích, ông ta là tổng chỉ huy ở tiền tuyến của liên quân Tôn Lưu. Niệm nô kiều – Xích Bích hoài cổ của Tô Đông Pha viết: “Xa nhớ Công Cẩn năm xưa, Tiểu Kiều vừa mới cưới, anh hùng phong cách. Khăn lụa quạt lông, lúc nói cười, giặc mạnh tro bay khói tắt.” Quạt lông, là quạt làm bằng lông vũ. Khăn lụa, là khăn vấn đầu làm bằng lụa xanh, quạt lông khăn lụa tượng trưng cho sự nho nhã vào thời đó. Vốn dĩ quý tộc và quan viên nên đội mũ. Mũ cao, áo rộng, là “uy nghi quan nhà Hán”. Nhưng đến cuối thời Đông Hán, không đội mũ mà vấn khăn lại trở thành mốt của danh sĩ. Nếu thân là tướng soái mà quạt lông khăn lụa, thì chính là phong thái của nho tướng. Thế nên chúng ta không khó tưởng tượng ra tình cảnh bấy giờ: Quân đội của Tào Tháo bày trận ở Trường Giang, tàu chiến san sát, cờ xí phấp phới, người Giang Đông hồn vía lên mây, nơm nớp lo sợ. Song Chu Du lại thản nhiên ung dung. Ông ta vấn khăn lụa, phe phẩy quạt lông, bày mưu lập kế, chỉ huy bình tĩnh, cuối cùng đánh bại quân địch giành chiến thắng, lấy ít thắng nhiều. Chuyện này đúng là chấn động lòng người biết nhường nào!

Chu Du lúc đó có thể nói là anh hùng trẻ tuổi, hăng hái hăm hở, phong thái ngời ngời! Đương nhiên, chiến tranh không phải là nghệ thuật, không thể nào thoải mái, nho nhã, phong lưu phóng khoáng như thế, càng không thể nào khiến “giặc mạnh tro bay khói tắt” giữa lúc nói cười. Lúc đó Chu Du đã lấy Tiểu Kiều được mười năm, cũng không phải là “Tiểu Kiều vừa mới cưới”. T

Có thể thấy Chu Du đắc ý trên cả quan trường, chiến trường lẫn tình trường. Đối với một người đàn ông, chẳng lẽ còn có điều gì khiến người ta ngưỡng mộ hơn thế nữa? Một người mọi sự như ý như vậy, sao có chuyện ghen ghét người khác, lại làm sao ghen ghét người khác đến nỗi bị chọc tức mà chết? Chúng ta ghen ghét ông ta thì có!



►Nếu bạn thấy nội dung có ích thì đừng quên nhấn Like, Share và Đăng ký kênh youtube "Lịch Sử Á Đông" để nhận Video mới nhất

►Đăng ký kênh: https://www.youtube.com/channel/UCEsufCMbNlerrMLJgaEncmw?sub_confirmation=1

© Bản quyền thuộc về "Lịch Sử Á Đông"
© Copyright by Lịch Sử Á Đông ☞ Do not Reup

#lichsu #lichsuadong #lichsuvietnam #lichsutrungquoc #phimcotrang #xuhuong
Category
Phim Nhật - Phim Thái
Tags
lịch sử, lịch sử trung quốc, lịch sử việt nam