HT Viên Minh - Văn-Tư-Tu, Giới Tự Tánh, Ý Nghiệp, Giới Chế Định - Ngày 30 Tháng 8, 2020

Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 58:45
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 58:45
 
1x




220 Views
Published
HT Viên Minh giảng giải cho các thắc mắc trong buổi Trà Đạo vào ngày 30 tháng 8, 2020, tại chùa Bửu Long.

Nguồn: YouTube Trà Đạo Bửu Long

1) Văn là nghe/thấy/tiếp xúc tức là trải nghiệm nhiều. Nghe pháp thoại có 2: Khi nghe mà thấy ra liền thì đó là văn/tư/tu & giác ngộ cùng lúc; hay sau khi nghe thì tư duy để thấy ra, rồi thực hành thì mới thực chứng gọi là V/T/T. Đa văn quảng kiến là nghe nhiều thấy rộng tức là thường biết chiêm nghiệm học hỏi. Học hỏi là văn/chiêm nghiệm là tư/chứng nghiệm là tu.
2) Một người Ø biết đến 5 giới nhưng lương tâm thấy sát sanh... là Ø được nên làm Ø được, đó là giới tự tánh. Khi giác ngộ thì đầy đủ giới-định-tuệ. Rất nhiều vị đã GN khi nghe đức Phật khai thị sự thật trước khi có giới luật, thì đó là GN bằng G-Đ-T tự tánh do lương tri tự thấy ra. Thận trọng/chú tâm/quan sát là G-Đ-T. Khi biết sử dụng TT/CT/QS có sẵn, thì tự nhiên có đầy đủ G-Đ-T.
3) Khi tinh tấn/chánh niệm/tỉnh giác hay thường sáng suốt biết thân-thọ-tâm-pháp thì lúc đó là tâm xả. Khi TT/CN/TG thì tất cả thiện tâm sở có mặt gồm định/xả. Xả là Ø dính mắc/chấp thủ. TT/CN/TG càng cao thì tâm xả càng cao, nên Ø cố xả mà cần TT/CN/TG.
4) Để dễ hiểu thì sắc gồm 5 căn/5 trần. Chữ pháp có 1 phần là sắc như là tiền trần lạc tạ ảnh tử, tức là hình ảnh lưu giữ lại của 5 trần, thì đó là sắc uẩn. Khi 5 căn tiếp xúc 5 trần thì cái xúc đó phát sinh thọ tức là khi xúc có sự tiếp xúc. Khi thấy hoa mà muốn nhìn hoa tức là có tác ý đến hoa, thì là có xúc. Khi có xúc thì có thọ/thấy dễ chịu, có tưởng/cho hoa là đẹp, có hành/muốn có hoa, khi đó thức là tâm tham, thì hình thành 5 uẩn. Bậc trí tuệ có TT/CN/TG thì vẫn thấy nghe mà Ø tạo ra xúc... vì trí tuệ soi sáng nên Ø tạo 5 uẩn. Thiền tuệ là có trí tuệ soi sáng chứ Ø chỉ có tuệ thôi.
5) Khi tâm rỗng lặng trong sáng thì thấy được thực tánh chân đế/thể bình đẳng của các pháp, đó là thấy ra mật diệu của pháp/dĩ quan kỳ diệu; còn khi khởi tâm muốn thấy biết thì chỉ thấy biết cái đa diện tinh vi trên mặt tục đế/dĩ quan kỳ kiếu. Câu này tương tự với câu: Vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn. Cái muốn học biết thì ngày càng đa dạng khiến phân vân; còn khi sống đạo thì tâm RLTS giống như giáo pháp nhất hướng, xả ly/ly tham/đoạn diệt, giống như kinh Đoạn Giảm (bớt trói buộc...) & Viên Giác (“Tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác”, thấy huyễn thì lìa vọng tưởng & tự nhiên giác thôi).
6) Mình như thuyền chở nhiều thứ nhưng nay thuyền tự nhiên trôi theo dòng là thuận pháp (như khúc cây Ø bị chìm/tấp vào bờ/bị vớt/bị mục thì ra biển được). Thuyền chỉ chở ánh trăng/pabhassara citta, mà làm gì cũng với tâm RLTS, mà mục đích là trọn vẹn với pháp đang là.
7) Tuỳ vào người tự tử. Có người TT vì thất tình/thất chí... Thấy mình bị bệnh nan y mà cứ để người thân nuôi hoài... nên đã TT với tâm vị tha vì Ø muốn làm bận lòng ai, thì là tốt/Ø sai. Ngài Vakkali đắc A-la-hán, thấy được thân-thọ-tâm-pháp là VT/K/VN & căn bệnh là nan y nên đã TT vì Ø muốn đức Phật/chư Tăng bận tâm. Ngài Ø phạm giới/Ø tội. TT có 3 tâm: thiện/bất thiện/giải thoát. TT với tâm BT như thất tình/thất chí là do dính mắc thì bị nghiệp. Nếu trước đó họ sống lương thiện chỉ vì thất tình mà chết, thì nghiệp tổng thể là tốt, vẫn có thể tái sinh cõi người/trời. Nếu TT với tâm BT (buồn phiền/dính mắc...) thì có thể bị đoạ vào súc sanh/địa ngục/hay tái sanh thành người thì Ø còn nhớ; hay vào cõi âm peta/ngạ quỷ, asura/atula. Trong tang lễ có giảng cho người cõi âm nghe nhằm hoá giải tâm hận thù/dính mắc... để họ hiểu ra & thoát khỏi cõi âm. Có khi bị oan ức/Ø nói ra được nên TT thì Ø bị tội.
8) Nếu BS nói là chết rồi, chỉ thở giả nhờ ống thở để duy trì xác cho tốt đưa về nhà, thì rút ống là đúng tốt. BS chưa tuyên bố là đã chết/hoặc có thể sống thêm & thở ôxy thì có thể bình phục, mà con cái muốn chia gia tài nên rút ống thì là tội. Chuyện rút ống ôxy tương tự như chuyện tự tử.
9) Thường nghĩ là Phật Toàn Giác cao hơn Phật Độc Giác, và PĐG cao hơn Phật Thanh Văn. Khi đã giác ngộ thì giống nhau nhưng do duyên khác nhau nên phát nguyện khác nhau. Nguyện do duyên thì được. Hãy sống tỉnh thức/Ø làm điều ác/làm điều lành/trở về tâm RLTS, còn như thế nào thì để tuỳ duyên thuận pháp, nghĩa là pháp chọn người đó GN theo kiểu TV/ĐG/hay TG.
10) Dục tưởng/sân tưởng/hại tưởng là ý nghiệp bất thiện, còn ly dục tưởng/vô sân tưởng/vô hại tưởng là ý nghiệp thiện. Nghiệp thân/nghiệp khẩu thì có giới hạn/nhỏ so với nghiệp ý, mà nó là vô cùng mạnh hay là số 0 nếu vừa khởi lên là mình liền rõ biết.
11) Giới luật chế định có nhiều ý nghĩa: a) Ngăn ngừa làm/nói các điều hại mình hại người là chính; b) Hợp với tính chất của xã hội; c) Vì bị chê trách hay phong tục tập quán. Các giới luật cốt lõi để giúp tránh làm/nói xuất phát từ tham-sân-si làm hại mình hại người, mà các giới này là ngăn cấm/ngăn ngừa/hay điều học để học ra nơi mình nhiều hơn & mục đích là đưa về giới tự tánh. Trí tuệ làm giới trong sạch & giới trong sạch giúp trí tuệ trong sáng. Giới tự tánh là thận trọng/cao hơn là tinh tế/cao nữa là giới trong lành (làm/nói điều gì đều Ø hại mình hại người).
Category
Phim Nhật - Phim Thái
Show more