Kinh A Di Đà - Bài số 16





24 Views
Published
Xem các tờ nội dung bài giảng của 《Kinh A Di Đà》:
http://s3-us-west-1.amazonaws.com/dl.chanpureland.org/media/Amitabha%20Sutra/Small%20Amitabha%20Sutra%20Slides.pdf

*-???? YouTube Playlist các bài giảng 《Kinh A Di Đà》 Tiếng Việt: :
https://www.youtube.com/playlist?list=PL68NvW4YSVecu_u2s-RZPGacilPKQCrtb

Tịnh độ tông thịnh hành nhất trong thời đại này, nhất là ở Á Châu. Tông này chủ trương niệm Phật cầu vãng sinh về Tịnh độ để tiếp tục tu cho đến khi thành Phật vì nơi đó rất thuận tiện cho việc tu hành, lại chẳng còn bị thối chuyển , không như cõi Ta Bà đầy dẫy bất tịnh và ác nghiệp này. Nếu đắc vãng sinh thì chắc chắn sẽ thành Phật trong một kiếp, và sẽ không còn phải luân hồi nữa.

Pháp môn Tịnh độ rất tuyệt vời vì:
1. Rất dễ học: Không cần phải có trí nhớ tốt, không cần biết quán v.v...
2. Rất an toàn: Chúng ta trì hồng danh của Phật thì sẽ được Phật hộ trì chúng ta. Nếu đạt được nhất tâm bất loạn, lúc lâm chung sẽ được đức Phật tiếp dẫn về cõi Cực Lạc. Ở đó thì sẽ thành Phật nội trong một kiếp, không còn phải bấp bênh trong biển sinh tử nữa.
3. Là đường tắt: nếu không giác ngộ kiếp này thì sau khi vãng sanh Tịnh độ sẽ đắc giác ngộ.

Pháp môn này rất thích hợp cho kẻ thượng căn (như Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát v.v.; ngay chính họ cũng đã phát nguyện vãng sinh Tây Phương Cực Lạc), trung căn (như Nhị Thừa) và hạ căn (như kẻ phàm phu).

Theo truyền thống, có Tịnh Tam Kinh 淨三經: Kinh Phật thuyết A Di Đà (Tiểu A Di Đà Kinh), Kinh Quán Vô Lượng Thọ và Kinh Vô Lượng Thọ (Đại A Di Đà Kinh). Có người lại thêm hai Kinh nữa: Chương 40 của Kinh Hoa Nghiêm: Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện và Chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông của Kinh Lăng Nghiêm lập thành Tịnh Độ Ngũ Kinh 淨五經.

Phật Thuyết A Di Đà Kinh này thịnh hành nhất trong các kinh Tịnh độ. Có rất nhiều người đọc tụng Kinh này. Có lẽ vì tụng càng nhiều thì càng dễ thông đạt giáo lý của Kinh. Lời Kinh hàm chứa rất nhiều chân lý sâu xa, khó hiểu nên người thường khó có được lòng tin. Vì vậy, chúng tôi sẽ cố gắng bảo tồn bề sâu của giáo lý và đồng thời dùng những lời giảng giản dị để cho mọi người dễ hiểu hơn.

Ngài Tuyên Hóa đã giảng Kinh này. Tôi cũng quyết định giảng Kinh này để cống hiến thêm một vài khía cạnh khác mặc dầu tôi tự biết sự hiểu biết còn quá nông cạn và thiển cận, nhưng phải giảng để:
1. Cố gắng trả ơn của thầy tôi: bằng cách gia tăng thêm kinh sách Đại Thừa ở phương Tây.
2. Trình bày thêm vài phương diện của Tịnh độ tông mà thầy tôi không có cơ hội làm. Vì thế, chúng tôi nghiên cứu rất nhiều chú giải khác của chư vị tổ sư và bậc giác ngộ. Sau lại kết hợp, giảng dịch thêm tư tưởng của họ và trình bày theo nhân sinh quan thời đại này.
3. Cố gắng giúp sáng tỏ nhiều quan niệm sai lầm về Tịnh độ tông, nếu không thì dân trí thức hoặc người thế hệ sau không khỏi nghĩ rằng Tịnh độ tông chỉ là mê tín dị đoan.
4. Chúng tôi chủ trương Thiền Tịnh đồng tu nên cố ý dùng danh từ và tư tưởng Thiền tông để làm sáng tỏ Pháp môn Tịnh độ.
5. Quý vị chắc đã để ý thấy rằng chúng tôi kèm theo nhiều khúc văn chữ Hoa để bảo tồn thâm ý của cổ nhân mà chúng tôi không đủ khả năng hiểu hoặc sợ có thể bị mất mát trong việc thông dịch.

Chúng tôi thành tâm thỉnh cầu chư Tôn Đức, Hòa Thượng Thượng Tọa và các Trưỡng Lão tha thứ cho sự hiểu biết nông cạn và thiếu văn chương của chúng tôi. Mong chư vị thông cảm và từ bi chỉ dẫn cho để cùng cống hiến thêm cho Tịnh độ Đại Thừa.
Category
Phim Đài Loan